Đó là trường hợp của bệnh nhân Đinh Văn Tượng 32 tuổi, dân tộc Mường ở bản Nong Cụt, xã Tả Lại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Anh Tượng bị đau đầu đã lâu nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn, (gia đình anh thuộc hộ nghèo của bản), anh Tượng đã không đến bệnh viện khám đến khi thấy đầu đau hơn và yếu nửa người gia đình mới đưa đến BVĐK huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La. Kết quả chụp CT sọ não cho thấy, bệnh nhân có khối u ở xương sọ rất to. Khối u này đè đẩy vào não, chèn ép gây yếu nửa người. Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật lấy u hộp sọ.
Tuy nhiên do điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực trang thiết bị của bệnh viện vẫn còn nhiều khó khăn để thực hiện những ca mổ kéo dài nhiều giờ và phức tạp như trường hợp này. Các bác sĩ bệnh viện đã giải thích tình trạng bệnh cũng như những nguy cơ có thể xảy ra và khuyên bệnh nhân nên chuyển xuống BV Việt Đức. BVĐK Mộc Châu sẽ làm giấy chuyển viện cho bệnh nhân.
Nhưng khi nghe phải chuyển xuống Hà Nội gia đình anh Tượng đã xin được phẫu thuật tại Bệnh viện và cho biết "nếu bác sĩ không phẫu thuật thì gia đình sẽ cho bệnh nhân về nhà".
neu-bac-si-khong-phau-thuat-thi-gia-dinh-se-cho-benh-nhan-ve--1Hiện bệnh nhân đã ổn định và đang tiếp tực được theo dõi tại BV (ảnh BSCC)
Ths. Vũ Giang An, Phó Giám đốc kiêm trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, BVĐK Mộc Châu, Bác sĩ chính của kíp phẫu thuật cho biết : Với trường hợp bệnh của anh Tượng, nếu như phải quay về nhà thì chỉ một thời gian sau bệnh nhân sẽ bị liệt, lúc đó không chỉ bệnh nhân mà gia đình cũng rất khổ".
Đứng trước tình cảnh đó, sau khi hội ý, Ban Giám đốc Bệnh viện đã quyết định tiến hành phẫu thuật. Ca phẫu thuật được chuẩn bị kỹ càng cả về máu và xét nghiệm máu của người nhà. Và sau hơn 2 tiếng đồng hồ, khối u xương sọ đã được lấy ra hoàn toàn. Bệnh nhân đã được ghép sọ nhân tạo , 2 ngày sau mổ đã thoát mê, sức khỏe ổn định tỉnh táo. Bệnh nhân có thể ngồi dậy và tự đi sang phòng thay băng.
Ths. Vũ Giang An, cũng cho biết thêm, kỹ thuật phẫu thuật thần kinh sọ não thì bệnh viện đã thực hiện thường quy, tuy nhiên với cơ sở vật chất của một bệnh viện tuyến huyện và một ca mổ phức tạp như trường hợp này thì phương án tốt nhất cho bệnh nhân vẫn là chuyển lên Hà Nội.
Bởi như trường hợp này sau mổ gây mê kéo dài phải chăm sóc đặc biệt bệnh viện cũng chưa đủ trang thiết bị. Ngoài ra chưa kể cuộc mổ sẽ diễn ra trong thời gian dài, trong quá trình mổ mất máu nhiều nếu không chuẩn bị kỹ sẽ dẫn đến tử vong. Vì thế những trường hợp nặng các bác sĩ sẽ giải thích cho gia đình chuyển bệnh nhân lên tuyến trên. Tuy nhiên, ở địa bàn huyện Mộc Châu có rất nhiều gia đình khó khăn, bác sĩ có giải thích hay khuyên nhủ thế nào thì bệnh nhân cũng không đi vì họ nói không thể có tiền để đi được. Và, nếu bệnh viện không làm gì nữa thì họ cũng về nhà, có thể chết gia đình cũng chấp nhận. Cho nên, các bác sỹ sẽ cố gắng cứu chữa bằng mọi cách.
BS An cũng cho biết thêm, trong quá trình công tác tại BV, anh và các đồng nghiệp đã gặp rất nhiều bệnh nhân xin về nhà vì không có tiền lên tuyến trên. Ví dụ có nhiều bệnh nhân mắc các bệnh về khớp háng không đi lại được và khi đến viện được bác sĩ tư vấn chuyển xuống Hà Nội, bệnh nhân đã chấp nhận quay về nhà. Vì thế, bệnh viện đã đưa kỹ thuật phẫu thuật thay khớp háng và thực hiện thường quy tại BV.
"Có bệnh nhân đến bệnh viện được bác sĩ phẫu thuật thay khớp háng thành công và hẹn 1 tháng sau đến khám lại nhưng hầu hết các bệnh nhân quên, vì thế tôi cũng như các đồng nghiệp phải lưu danh sách bệnh nhân vào điện thoại và hẹn ngày để gọi bệnh nhân đến khám lại". BS An chia sẻ.
Follow me